BÌNH GIỮ NHIỆT LÀM BẰNG CHẤT LIỆU GÌ?

BÌNH GIỮ NHIỆT LÀM BẰNG CHẤT LIỆU GÌ?

BÌNH GIỮ NHIỆT LÀM BẰNG CHẤT LIỆU GÌ?

Blog Article

Bình giữ nhiệt mang lại nhiều tiện ích sử dụng cho nhu cầu nước uống giải khát, dinh dưỡng hàng ngày của mọi người. Để chọn được loại bình giữ nhiệt theo đúng sở thích và nhu cầu, bạn tìm hiểu thử các chất liệu bình giữ nhiệt được thống kê dưới đây nhé!


 

1Chất liệu inox


Bình giữ nhiệt chất liệu inox là loại bình cho khả năng giữ nhiệt tốt, dùng bền, sang đẹp.

Tùy vào chất liệu được sử dụng cho các lớp cấu tạo của bình giữ nhiệt inox mà khả năng giữ nóng lạnh và giá thành của sản phẩm cũng khác nhau.

Cấu tạo của bình giữ nhiệt chất liệu inox thường là 3 lớp, cách nhiệt hiệu quả, giữ nhiệt lâu, giữ hương vị thức uống thơm ngon. Thông thường, bình inox giữ nhiệt sẽ bao gồm: Lớp inox tiếp xúc với thực phẩm - lớp chân không cách nhiệt - lớp vỏ (inox hoặc nhựa, bọc silicon…), khả năng giữ nóng và lạnh trung bình 6 - 8 tiếng, hoặc loại cao cấp có thể giữ nhiệt lên đến 24 tiếng.

Trong đó, người dùng nên quan tâm nhất lớp trong cùng tiếp xúc với thực phẩm, vì nó có vai trò trực tiếp đến chất lượng và giá thành của bình giữ nhiệt.

Inox 304


 
Inox 304

Là loại inox cao cấp bậc nhất được sử dụng trong đồ dùng gia đình, với khả năng chống oxy hóa, không lo han gỉ, không sợ bị ăn mòn, chịu nhiệt cao và không sợ thôi nhiễm thành phần kim loại, hóa chất vào thực phẩm, trữ thức uống cực kỳ an toàn.

Trong thành phần chứa 18% Crom và 10% Niken (còn lại là sắt và các thành phần khác) nên inox 304 cho từ tính rất thấp trong điều kiện bình thường, gần như không hút nam châm khi thử từ tính.

Inox 304 được ứng dụng phổ biến trong dụng cụ y tế vì tính cao cấp và an toàn của nó. Gia dụng sử dụng inox 304 là gia dụng cao cấp.

Inox 201


 
Inox 201

Với thành phần cấu tạo chứa 18% Crom và 3% Niken, từ tính thấp, khả năng chống oxy hóa và chịu nhiệt cũng rất cao, được sử dụng đa dạng trong các sản phẩm gia dụng như nồi, chảo, ruột bình giữ nhiệt, ruột

Dù chất lượng có thấp hơn 1 chút so với inox 304 nhưng bình giữ nhiệt từ inox 201 cũng là sản phẩm đáng được chọn dùng vì tính an toàn sức khỏe, độ bền cao và khả năng giữ nhiệt tốt mà nó mang lại.

Inox 430


 
Inox 430

Là loại inox có từ tính cao nhất với thành phần chứa 18% Crom và 0% Niken. Khả năng chống oxy hóa của inox 430 thấp hơn 2 loại trên, vì thế dễ bị han gỉ và bào mòn hơn.

Inox 430 thường dùng làm nồi chảo sử dụng trên bếp từ, và trong bình giữ nhiệt, chúng được dùng cho lớp ngoài cùng, đôi khi vẫn được sử dụng cho lớp bên trong tiếp xúc với thực phẩm.

Khi sử dụng bình giữ nhiệt inox 430, nên tránh các yếu tố gây bào mòn bề mặt (như thức uống quá chua, đồ ăn quá mặn) để hạn chế các thành phần kim loại trong inox thôi nhiễm vào thực phẩm khi trữ trong bình giữ nhiệt.

Để chọn được bình giữ nhiệt inox với chất liệu ưng ý, người tiêu dùng hãy tham khảo thông tin cấu tạo sản phẩm trước khi chọn mua.

2Chất liệu nhựa


Chất liệu nhựa được sử dụng nhiều trong các dạng ly giữ nhiệt và 1 số bình giữ nhiệt.

Bình giữ nhiệt chất liệu nhựa cho khả năng giữ nhiệt thấp hơn, giữ chất lượng đồ uống không tốt bằng inox, nhưng lợi thế là nhẹ hơn và cũng tương đối bền, đặc biệt là giá thành rẻ dễ dàng tiêu dùng.

Các loại bình, ly giữ nhiệt sử dụng chất liệu nhựa thường có cấu tạo 2 - 3 lớp cho khả năng cách nhiệt tương đối tốt, giữ nhiệt trong vài giờ và chủ yếu sử dụng để trữ các loại thức uống lạnh, hạn chế với thực phẩm nóng.

Nhựa SAN


 
Nhựa SAN

Nhựa SAN (Nhựa Acrylonitrile) là một loại nhựa copolyme bao gồm acrylonitril và styrene, có màu hơi vàng với độ trong suốt tương đối, cho khả năng chịu nhiệt cao.

Nhựa SAN được xem là chất liệu nâng cấp của nhựa ABS, với độ bền, khả năng kháng hóa chất tốt, sử dụng an toàn với thực phẩm.

Bình giữ nhiệt với chất liệu nhựa SAN có thể sử dụng trữ thức uống nóng, lạnh trong vài giờ, hạn chế va đập mạnh do độ bền chịu lực kém.

Nhựa PP


 
Nhựa PP

Nhựa PP (Polypropylen) là một loại polymer có độ bền cơ học cao, khả năng chống thấm nước và thấm khí tốt không dễ bị oxy hóa, giới hạn chịu nhiệt lên tới 130 - 170 độ C, sử dụng tốt cho nhu cầu trữ thực phẩm, với các ứng dụng thông dụng như hộp, hũ, can, bình đựng, bao bì…

Bình, ly giữ nhiệt chất liệu nhựa PP dùng nhẹ, bền, trữ thức uống tốt, khá an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng bình có dấu hiệu trầy xước hay ram nứt bề mặt nhựa thì người dùng nên thay mới sản phẩm.

Nhựa PET


Nhựa PET, hay còn gọi là nhựa PETE là loại nhựa trong suốt, có thể chịu được nhiệt độ lên đến 200 độ C và chịu lạnh -90 độ C trong thời gian ngắn (khoảng 2 phút), có thể cho vào tủ lạnh (cả ngăn mát lẫn ngăn đông).

Nhựa PET sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia dụng như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói.

Dù giới hạn chịu nhiệt cao nhưng nhựa PET được khuyến nghị hạn chế với thực phẩm nóng, chỉ nên dùng trữ thực phẩm dưới 50 độ C, không dùng hâm nóng thức uống trong lò vi sóng.

Vì thế, bình giữ nhiệt chất liệu nhựa PET nên thiên về trữ các thức uống lạnh hoặc ấm, phục vụ nhu cầu giải khát.

3Chất liệu thủy tinh


 
Chất liệu thủy tinh

Thông thường, chất liệu thủy tinh được sử dụng trong các loại bình thủy giữ nhiệt, và 1 số ít các bình giữ nhiệt nhỏ sử dụng cá nhân.

Các loại bình thủy, bình giữ nhiệt thủy tinh cấu tạo 3 lớp với lớp trong cùng thủy tinh tráng bạc - lớp chân không cách nhiệt - lớp vỏ (nhựa, kim loại).

Bình thủy giữ nhiệt chủ yếu chỉ dùng trữ thức uống, thực phẩm nóng với thời gian giữ nhiệt trung bình 8 - 20 giờ, rất sạch và rất an toàn cho sức khỏe.

Lớp thủy tinh cho khả năng chịu lực kém, dễ bị tổn hại khi va chạm, rơi rớt, người dùng cần cẩn trọng trong sử dụng và bảo quản.

Đến với Full House Smart Mỗi loại chất liệu quyết định đến hiệu quả giữ nhiệt, độ bền và giá thành của sản phẩm. Tùy theo nhu cầu mà người dùng lựa chọn loại bình giữ nhiệt cho phù hợp, để vừa an toàn, tiện dụng lại mang tính kinh tế và thời trang.

 

Report this page